Dịch xảy ra tại Việt Nam từ ngày 23/1 (khi xác định người đầu tiên mắc bệnh), do chủng mới của virus corona gây ra. Đến nay, cả nước có sáu người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa.
Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu", lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.
Học Công ty dịch thuật Đồng Nai sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành |
Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm: bại liệt; cúm A-H5N1; dịch hạch; đậu mùa; sốt xuất huyết do virus ebola, lassa hoặc marburg; bệnh sốt Tây sông Nile; sốt vàng; tả; viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Chính phủ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm gồm: Lập ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; khai báo, báo cáo dịch; cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; cách ly y tế; vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế vùng có dịch; các biện pháp bảo vệ cá nhân; kiểm soát ra, vào vùng dịch; huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống...
Các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương, ngành công an, quân đội, dã chiến đều được huy động để tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị người mắc bệnh.
Trước đó, tại phiên họp Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tối 31/1, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Y tế đã giải thích vì sao Việt Nam chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp quốc gia.
Ông Long cho biết, WHO đã công bố dịch virus corona là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng ở Việt Nam việc công bố phải dựa trên số lượng người mắc bệnh, số người tử vong, mức độ lan tràn của dịch bệnh, các biện pháp ngăn chặn chưa hiệu quả...
WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với 4 loại dịch bệnh, nhưng Việt Nam chưa lần nào. "Năm 2009, Việt Nam có gần 10.000 người mắc virus H1N1, 22 người tử vong, nhưng thời điểm đó cũng không công bố tình trạng y tế khẩn cấp", ông Long dẫn chứng.
Ông Long nhận định, dịch nCoV đang diễn biến rất phức tạp và Việt Nam "đã và đang triển khai các giải pháp phòng, chống còn mạnh hơn cả khuyến cáo của WHO".
Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, Trung Quốc cũng chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp, dù đang áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch.
Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm, Bộ trưởng Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch.
Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.
Việc ban bố tình trạng khẩn cấp khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét